ĐỀ TÀI 8: DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG (CHEFS IN SCHOOLS)

danh sách nhóm thực hiện:

STT MSSV HỌ VÀ TÊN LỚP
1 08102311 Nguyễn Thanh Hải DHTP4
2 08106921 Nguyễn Đắc Vinh DHTP4
3 08102051 Trịnh Thị Huỳnh Vân DHTP4
4 08241771 Trình Thị Thu Quỳnh DHTP4
5 08105591 Nguyễn Đức Thiện DHTP4
6 08106191 Nguyễn Quốc Vương DHTP4

ĐỀ TÀI 8: DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG (CHEFS IN SCHOOLS)

ĐỀ TÀI 8: DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG (CHEFS IN SCHOOLS)

I. SƠ LƯỢC VỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG.

Ngày nay, nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao nên việc chăm sóc cho con cái từ miếng ăn giấc ngủ cũng được chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Mục đích là để phát triển toàn diện về thể chất cũng như sự phát triển về trí óc cho các em ớ lứa tuổi học sinh và hạn chế tối đa tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bởi vì đây là thời kì các em đang phát triển về mặt thể chất và tinh thần một cách mạnh mẽ. Đồng thời để tránh được tình trạng thừa cân, béo phì đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay Việt Nam có tới 31,9% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi tương đương với 2,59 triệu em. Tại Việt Nam, các chuyên gia ước tính cứ 100 em học sinh thì trung bình có 10,7 em béo phì. Theo số liệu công bố hồi tháng 3-2010, khoảng 10% học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh bị béo phì, trong khi tỷ lệ thừa cân lên đến 17%. Ở Mỹ, hiện tượng béo phì tương đối phổ biến. Giới chuyên gia ước tính khoảng 2/3 người lớn và 1/5 trẻ em Mỹ bị béo phì, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch hay ung thư và làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của con người. Vì vậy, vấn đề “Dinh Dưỡng Học Đường” đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên thế giới nhằm cải thiện các vấn nạn trên. Bữa ăn của các em trong trường chủ yếu được xây dựng trên cơ sở nhà trường và phụ huynh phối hợp với nhau. Do đó, rất cần nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng học đường ở lứa tuổi học sinh (6-18 tuổi) để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các em. Hiện nay, cũng có rất nhiều chương trình quan tâm về “Dinh Dưỡng Học Đường” để tuyên truyền và giáo dục ý thức cho mọi người về chế độ dinh dưỡng của  các em ở lứa tuổi học sinh do các ban nghành, các viện và trường học tổ chức. Ví dụ như một số chương trình:

– Bữa trưa học đường cho học sinh  tiểu học.

– Hỗ trợ dinh dưỡng học đường.

– Dinh dưỡng học đường và bảo vệ môi trường.

– Nutifood đồng hành cùng dinh dưỡng học đường .

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của vấn đề “dinh dưỡng học đường” hiện nay và đưa ra giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực của  vấn đề đó thông qua bài tiểu luận của nhóm.

II. THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỌC.

2.1 phân tích vấn đề.

Béo phì và cân đối dinh dưỡng học đường thông qua đội ngũ làm bếp.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. “Cân nặng nên có” của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thườg dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi,… còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,… và ung thư.

2.1.1 đối tượng.

Cải thiện dinh dưỡng những bữa ăn cho học sinh tại các trường học nhằm làm cho khẩu phần ăn tốt hơn và tránh tình trạng béo phì.

Điều đó được thực hiện bằng cách hàng ngàn đầu bếp sẽ làm việc tại các trường học và cam kết sẽ đem lại thực phẩm tốt và tươi hơn. Xu hướng này được thực hiện đầu tiên tại Mỹ, nơi mà việc sử dụng thức ăn nhanh và tình trạng béo phì chiếm tỷ lệ lớn, họ đã quyết tâm sẽ kết thúc béo phì trong vòng một thế hệ bằng cách nâng cao chất lượng bữa ăn tại các quán ăn tự phục vụ trong trường học, thực hiện các chương trình ẩm thực sân trường và những buổi học nhằm nâng cao kiến thức về thực phẩm lẫn cải thiện chế độ ăn của trẻ em, điều đó sẽ đem lại cân bằng dinh dưỡng học đường và làm các phụ huynh an tâm hơn.

Thực hiện chương trình cân bằng dinh dưỡng không chỉ là cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho từng học sinh mà nó còn mang một tầm vóc lớn hơn, đó là chương trình phát triển thể chất, sức khỏe con người của một quốc gia.

2.1.2 nguyên nhân gây béo phì.

Do lượng chất nạp vào cơ thể quá mức cần thiết, vận động ít dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm chạp lượng Calorie bị đốt cháy ít, mỡ ngày càng tích tụ nhiều hơn. Ngoài ra cũng có trường hợp do biến đổi hooc môn giới tính ở tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh.

Béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Những yếu tố gây nên sự mất cân bằng này gồm có: chế độ ăn hàng ngày, các hoạt động thể lực liên quan tới nghề nghiệp, các thói quen cá nhân (ăn vặt, ăn đêm, ít vận động) và khả năng tự kiểm soát bản thân. Những người dễ bị thừa cân thường do làm việc tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, thời gian xem tivi, chơi điện tử và đọc sách, báo nhiều. Hoặc đó là những người có thói quen dùng các thức ăn có năng lượng cao (như thức ăn chiên, quay, béo, ngọt, nếp, bột mì…). Phụ nữ sau sinh, đặc biệt không cho con bú sữa mẹ hay người đang lao động nặng, tập luyện mạnh nhưng trở nên ít vận động và cả người bước vào độ tuổi trung niên cũng dễ bị béo phì.

Nói chung, hiện tượng béo phì xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều calo hơn khả năng tiêu thụ. Nguyên nhân của sự mất cân bằng này khác nhau tuỳ từng người, có thể do di truyền, cách sống hoặc tâm sinh lý.

Yếu tố di truyền

Béo phì có xu hướng di truyền trong các gia đình. Để khẳng định điều này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên những đối tượng gia đình có con nuôi. Mặc dù có cùng chế độ dinh dưỡng và lối sống nhưng cân nặng của những đứa con nuôi vẫn giống cha mẹ đẻ hơn cha mẹ nuôi.

Cách sống

Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố khống chế hoàn toàn cân nặng của bạn. Cách sống (chế độ ăn, chế độ vận động) cũng có rất nhiều ảnh hưởng. Nếu ăn quá nhiều và ít vận động thì cho dù gia đình bạn có gen gầy thì bạn vẫn có nguy cơ béo phì cao.

Tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng đến cân nặng của bạn thông qua cách ăn uống. Rất nhiều người chọn cách ăn vô tội vạ để quên đi cảm giác buồn chán, đau khổ hay giận dữ.

Các nguyên nhân khác

Một số căn bệnh có thể gây triệu chứng béo phì như suy giảm tuyến giáp, trầm cảm, hay rối loạn thần kinh gây cảm giác thèm ăn.

Tóm lại, nguyên nhân gây béo phì tương đối nhiều nhưng nguyên nhân chiếm tỉ lệ nhiều nhất là cách sống mà ở đây chủ yếu là chế độ ăn uống. Vì thế mà thành phần học sinh là một thành phần chiếm khá đông. Vì việc thiếu kiến thức về thực phẩm, ý thức ăn uống, và ở đây phái nói đến là việc cung cấp thức ăn tại các trường học, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các học sinh khi phần lớn thời gian họ sinh hoạt ở trường. Do đó, việc cải tiến và nâng cao hệ thống cung cấp thức ăn tại các trường học là cần thiết và cấp bách để ngăn chặn tình trạng béo phì và cải thiện dinh dưỡng.

2.1.3 nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng học đường.

Tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian này kéo dài khoảng trên dưới 15 năm. Đây là thời gian quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực, trí tuệ, hình thành các thói quen hầu như sẽ lưu giữ suốt cuộc đời trong chuyện ăn uống, vận động, lối sống…

Hệ thống cung cấp thức ăn tại trường học

Thức ăn được cung cấp tại các quán ăn trong căn tin trường học thường thì không đủ độ tươi và không đủ dinh dưỡng như các bữa ăn tại nhà. Mặt khác, xung quanh các trường học có rất nhiều thực ăn nhanh, vì thế do nhu cầu tiện lợi, nhanh và thức ăn trong trường không đủ độ hấp dẫn học sinh, nên thức ăn nhanh được các học sinh tiêu thụ khá nhiều, được xem như là một khẩu phần ăn thường xuyên tại các trường học. Như đã biết, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, ít chất xơ và không đủ thành phần dinh dưỡng. Với việc tiêu thụ thức ăn nhanh trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, yếu tố không đủ chất dinh dưỡng là nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng, còn tiêu thụ nhiều chất béo và ít vận động là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh và béo phì. Tình trạng béo phì đang là vấn nạn tại các quốc gia phát triển như Mỹ, nơi mà xu hướng này đang diễn ra rất mạnh, nên người Mỹ đang hành động để không chỉ ngăn chặn vấn nạn béo phì mà còn cải thiện dinh dưỡng cho các học sinh như đang ở nhà.

Ăn thiếu

Trẻ ăn ít có thể do khảnh, do quá mải mê những điều mới lạ. Chương trình và thời gian học tăng dần cũng làm trẻ đôi khi ăn ít vì… không có thời gian dành cho việc ăn uống. Đối với các trẻ học các lớp lớn, kiến thức và khuynh hướng về dinh dưỡng đôi khi phụ thuộc vào phim ảnh, vào các thần tượng điện ảnh hay ca nhạc nhiều hơn là các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên do trẻ ngày càng lớn, cần nhiều năng lượng đáp ứng cho việc gia tăng hoạt động về trí não. Vì vậy, nguy cơ suy dinh dưỡng cũng sẽ tăng nếu trẻ không được theo dõi và chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng.

Ăn thừa

Với những trẻ được cưng chiều, được sự lo lắng chăm sóc quá mức của gia đình, có “tâm hồn ăn uống” và điều kiện thừa thãi về thực phẩm thì nguy cơ béo phì là vấn đề cần chú ý. Trẻ đã lớn nên thường thích tự chọn các loại thức ăn theo ý mình, mà ở độ tuổi này đa số trẻ có khuynh hướng ưa thích thực phẩm có năng lượng cao.

Nguy cơ béo phì càng cao hơn ở trẻ học bán trú do thời gian ngồi học nhiều hơn thời gian vận động. Không gian dành cho vận động cũng không có. Về đến nhà thì đã tối, trẻ chỉ kịp ăn tối, xem tivi và ngủ. Tâm lý bố mẹ ông bà lại rất thương vì xa trẻ suốt ngày nên có miếng ngon nào cũng để dành cho. Béo phì tập trung ở học sinh các lớp nhỏ và có khuynh hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn. Ở các trường bán trú, tỷ lệ béo phì cao gấp đôi so với tỷ lệ suy dinh dưỡng. Thực trạng này thật ra cũng đáng bi quan chẳng kém gì so với trước đây, khi cứ hai đứa trẻ thì có một bị suy dinh dưỡng; thậm chí còn nguy hiểm hơn, vì béo phì ở trẻ em dẫn đến hàng loạt các nguy cơ về sức khỏe sau này.

Tổng kết, với tình trạng mất dinh dưỡng học đường đang diễn ra mạnh mẽ, một số quốc gia đã có những chương trình cụ thể nhằm ngăn chặn và đem lại cân bằng phát triển, điển hình là Mỹ bằng chương trình đem đầu bếp vào trường học. Bằng cách này hay cách khác, ở nhiều nơi đang hành động cấp bách nhằm đối phó với tình trạng này.

2.2 thực trạng dinh dưỡng trong trường học MỸ.

Các số liệu thống kê béo phì ở trẻ em cho thấy một thực tế đáng kinh ngạc rằng gần 60% trẻ em tại Mỹ là trẻ béo phì. Tỷ lệ trẻ em béo phì ở Mỹ đang tăng nhanh. Các số liệu thống kê béo phì năm 2002 cho thấy có khoảng 22% mẫu giáo Mỹ bị thừa cân.

Tình trạng béo phì ở trẻ cũng cho thấy một thực trạng có khoảng 40% trẻ béo phì và 70% trẻ vị thành niên trở thành người béo phì sau này. Nhiều người cho rằng béo phì là một trách nhiệm cá nhân. Và, họ cũng nghĩ rằng trẻ em có thể dễ dàng tự chữa bằng cách làm theo thói quen ăn uống tốt và thông qua tập thể dục thường xuyên. Nhưng, tất cả họ đã không nhận ra những thực tế quan trọng.Có rất nhiều trường ở Mỹ đã làm đầy bao tử trẻ với những thức uống giàu calorie. Và, trên thực tế nhiều trường không có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng này là do thói quen ăn uống và các hoạt động thể lực đã được thiết lập từ bé gây nên. Các nhà tâm lý học cho biết hầu hết những thói quen và tính cách cho suốt đời của một người được thành lập từ độ tuổi 12. Lượng mỡ dư thừa được tích lũy trong một đứa trẻ vẫn tồn tại trong suốt thời thơ ấu và cũng vào tuổi trưởng thành. Trẻ béo phì thường ít hoạt động hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Béo phì là nguyên nhân chính gây tiểu đường ở trẻ

Trong năm 2009, chính phủ Hoa Kỳ đã công bố béo phì là một bệnh dịch quốc gia. Trong hầu hết các bang, các số liệu thống kê tình trạng người béo phì tăng một cách nhanh chóng. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa béo phì, tim mạch, bệnh trầm cảm ở trẻ.

Thống kê trẻ em béo phì ở Mỹ(năm 2008)

  • Trẻ béo phì thường có khoảng 70% khả năng duy trì tình trạng này ở tuổi trưởng thành
  • Tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã tăng gấp ba trong 30 năm qua.
  • Tỷ lệ trẻ em béo phì ở độ tuổi 6-11 đã tăng từ 6.5% trong năm 1980 đến 19.6% trong năm 2008.
  • Trong thanh thiếu niên thuộc nhóm tuổi từ 12 đến19, tỷ lệ này đã tăng từ 5,0 % đến 18,1 %
  • 70 % trẻ béo phì thuộc nhóm tuổi 5-17 năm có ít nhất một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
  • Bệnh tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường, ung thư vú, ngưng thở khi ngủ, xương và các vấn liên quan, rối loạn tâm thần như trầm cảm và lòng tự trọng là các yếu tố nguy cơ liên quan với béo phì ở trẻ em
  • Tỷ lệ thừa cân và béo phì đã tăng đều trong những năm qua giữa các giới, mọi lứa tuổi, tất cả các nhóm sắc tộc thiểu số, và tất cả các cấp học

Trẻ bị béo phì ở Mỹ hiện nay là một thực trạng đáng báo động kể từ khi số trẻ em thừa cân hoặc béo phì đã tăng gấp ba trong 30 năm qua. Trong 20 năm qua, tỷ lệ béo phì ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi đã gần như tăng gấp ba lần từ 6,5% đến 19,6%. Mặt khác, tỷ lệ béo phì trong thanh thiếu niên nhiều hơn gấp ba lần từ 5% năm 1980 lên 18,1% trong năm 2008. Khi nhìn vào các số liệu thống kê, các bệnh béo phì ở trẻ em thật đáng lo ngại. Nhưng là béo phì là một bệnh dịch của Mỹ. Mặc dù trẻ em béo phì là một vấn đề rất nghiêm trọng, nước Mỹ không phải là nước duy nhất mà bệnh này có xu hướng trở thành dịch bệnh. Các nước trên thế giới đều gặp phải vấn đề tương tự.

Hầu hết các trẻ em bị béo phì cũng phải đối mặt với các hiệu ứng vật lý và tâm lý của nó, nhưng ngay cả như vậy có vẻ như là những hiệu ứng này không có quyền lực trong việc ngăn chặn dịch bệnh béo phì ở trẻ em.Thực tế là càng ngày càng có nhiều trẻ là hoặc trở nên thừa cân hoặc béo phì vì những lý do khác nhau. Hai nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì ở trẻ em là những chế độ ăn không lành mạnh và không hoạt động thể chất. Một cuộc sống ít vận động cùng với một chế độ ăn uống giàu chất béo cũng sẽ dẫn đến béo phì.

Vấn đề là bây giờ chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa dịch bệnh béo phì ở trẻ em. Điều gì là lo lắng về bệnh béo phì ở trẻ em là hầu như 70% trẻ em bị béo phì sẽ vẫn như vậy cũng trong giai đoạn trưởng thành của họ.

Trên tất cả, những đứa trẻ này có nguy cơ rất lớn của việc phát triển các điều kiện y tế nghiêm trọng như bệnh tiểu đường loại 2, béo sống, mức cholesterol cao hay huyết áp cao. Thực tế là ngày càng có nhiều trẻ em đang trở nên thừa cân và béo phì có thể có một ảnh hưởng tâm lý lên chúng, trẻ tin rằng không có gì là sai với khi trở nên béo phì. Trẻ em dường như không thấy mình như đang được không lành mạnh, đặc biệt là nếu họ đến từ các gia đình với các thành viên béo phì khác.

Câu hỏi đặt ra “béo phì là một bệnh dịch của Mỹ?” và thật sự là dịch bệnh béo phì ở trẻ em là điều mà nước Mỹ đang phải đối mặt, càng sớm càng tốt. Chiến đấu chống lại dịch bệnh này không dễ dàng. Trong vấn đề này cha mẹ có vai trò quan trọng. Phụ huynh nên giám sát chế độ ăn uống của con mình và phải kích thích con họ tham gia vào các hoạt động thể chất. Ngoài ra, Chính phủ đã cố gắng cấm thực phẩm không lành mạnh từ nhà ăn trường học như là một biện pháp để ngăn ngừa béo phì ở trẻ em. Nhưng giảm cân không phải là một điều dễ dàng để làm, vì vậy điều đầu tiên làm ý thức của chính trẻ, những người phải sẵn sàng để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Để kết luận, dịch bệnh ở trẻ em béo phì ở Mỹ đã trở thành một mối đe dọa thực sự cho các trẻ em Mỹ và là người đầu tiên có thể ngăn chặn nó là các phụ huynh.

2.3 xu hướng và giải pháp.

2.3.1 xu hướng.

Số trẻ em béo phì đang tăng đang là mối quan tâm của các chuyên gia y tế Mỹ. Tại Mỹ xu hướng ăn thức ăn nhanh, socola, đồ ăn  nhẹ vào tất cả các thời gian hơn là tập thể thao. Điều này dễ làm béo phì ở trẻ.Hơn thế  lối sống nhanh ở Mỹ cũng  là một yếu tố góp phần làm gia tăng béo phì ở những người không đủ thời gian để nấu ăn ở nhà. Việc sử dụng thức ăn giàu năng lượng là phổ biến trong xã hội Mỹ.

Khoảng 1/3 trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ bị béo phì hoặc thừa cân. Bệnh béo phì gây ra nguy cơ lớn về bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, cholesterol cao và các vấn đề sức khỏe khác. Nhìn chung trẻ em tiêu thụ khoảng 30% đến 50% lượng calo khi ở trường. Vì vậy cần có một tiêu chuẩn bữa ăn tại trường  được thiết kế cải thiện sức khỏe của trẻ em

Chính phủ Mỹ ngày càng quan tâm đến dinh dưỡng học đường. Có một đề nghị mới từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ và gần đây có ban một đạo luật Liên Bang, trường học có thể xây dựng trên sự thành công này và mang lại những thay đổi tốt tới mỗi canteen trường học trong cả nước. Ngày 13-12-2010 Bộ nông nghiệp Mỹ đưa ra một đề nghị phác thảo các tiêu chuẩn dinh dưỡng  nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường học. Một khi luật đề nghị được hoàn tất trường học sẽ được yêu cầu  phục vụ nhiều trái cây và rau quả (đặc biệt  là rau lá xanh, rau quả màu cam: cà rốt, khoai lang, bí…) để đảm bảo trẻ em ăn được nhiều loại rau…và hạn chế lượng muối và lượng calo trong bữa ăn. Các tiểu bang quy định rằng sữa phục vụ các bữa ăn nên có 1% chất béo hoặc không chứa chất béo

Giữ vững xu hướng dinh dưỡng  thông qua các trường học nấu ăn tốt nhất tại Mỹ

Các trường học nấu ăn tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một cơ sở kiến thức rộng và  giúp bạn tăng tốc xu hướng dinh dưỡng tại trường

Các trường học thường xuyên tổ chức các chương trình về dinh dưỡng nhằm chia sẻ với nhau và đưa ra các giải pháp ăn uống lành mạnh

2.3.2. giải pháp.

Các nghiên cứu đã thành lập mối liên quan giữa béo phì, hành vi và xử lý chế độ ăn uống có nhiều phụ gia.Chính phủ tin rằng việc kết hợp 1 chế độ ăn uống lành mạnh với các hoạt động thể dục, thể thao giúp chúng ta phát triển một lối sống lành mạnh .

Bữa ăn tối tại trường ở Anh quy định nghiêm ngặt về dinh dưỡng và các quy định khác bao gồm: các cửa hàng bánh kẹo ở trường và các máy bán hàng tự động. Từ năm 2009 các trường tiểu học và ngay cả các trường trung học đã có quy định về việc dùng vitamin trong các bữa ăn

Chính phủ Scotland và Wales cũng đang phát triển pháp luật để thắt chặt sự lựa chọn thực phẩm trong trường

Các đầu bếp di chuyễn đến các chương trình của trường học thông qua Bộ nông nghiệp Mỹ sẽ giúp cho các đầu bếp  của các trường quan tâm đến khách hàng của họ để cùng nhau tạo ra các bữa ăn lành mạnh đáp ứng được chế độ ăn uống và ngân sachq của trường. Cùng với việc giáo dục giới trẻ về dinh dưỡng giúp cho lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có được sự cân bằng

5 bước đơn giản để các đầu bếp trường học đi tới thành công:

  • Gia nhập vào đội ngũ đầu bếp trường
  • Đưa vào trường những thay đổi khỏe mạnh hơn
  • Chương trình tìm hiểu về dinh dưỡng trẻ em
  • Chuẩn bị cho các lớp học
  • Tìm công thức nấu ăn mang đến sự thành công

Đầu bếp trường học có tác động to lớn đối với sức khỏe và phúc lợi của trẻ em bằng cách áp dụng tại trường, làm việc với các giáo viên, cha mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng và các quản trị viên để giúp giáo dục trẻ em về thực phẩm và chế độ dinh dưỡng. Bằng cách tạo ra món ăn tốt, hương vị ngon các đầu bếp có khả năng duy nhất là cung cấp những thông điệp tạo ra niềm vui và sự hấp dẫn cho khách hàng đặc biệt là trẻ em

Các phụ huynh hãy khuyến khích con mình :

Luôn luôn chọn các loại thực phẩm giàu protein như thịt, gia cầm, trứng nhưng hạn chế ăn pastes, xúc xích…

Chọn ít nhất 1 loại thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, khoai tây, cơm

Ăn ít nhất 1 phần nguyên liệu rau quả bằng việc xử lý riêng hay ăn chung chúng với nhau

Ăn nhiều trái cây

Trẻ em phụ thuộc nhiều vào những ý tưởng phục vụ sáng tạo để duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Vì trẻ em rất nhạy cảm với thức ăn ở giai đoạn này. Một trong những cách tốt nhất để có được thói quen ăn uống lành mạnh là thông qua các bữa ăn gia đình. Nghiên cứu cho rằng trẻ em ăn các bữa ăn gia đình ăn nhiều rau quả hơn, ít phải ăn các loại thực phẩm không lành mạnh. Phụ huynh nên hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ em khi chúng đi học.

2.4 nhà sản xuất lợi dụng vấn đề cân đối dinh dưỡng trong học đường vào sản xuất như thế nào?.

Đối với một quốc gia, dinh dưỡng học đường chỉ là một trong nhiều hình thức phát triển thị trường. Tuy nhiên, dinh dưỡng học đường còn là một thị trường đặc biệt mà đối tượng tiêu dùng của nhà sản xuất là học sinh. Trẻ em là đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn vì vậy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân đối cho trẻ em là việc hết sức cần thiết. Nó đảm bảo cho trẻ em phát triển một cách tối ưu nhất, cả về mặt thể chất cũng như việc tránh các thiên hướng xấu về tinh thần cho trẻ.

Sớm nắm bắt được nhu cầu ăn đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đối với trẻ từ mối lo ngại của các bậc phụ huynh, các nhà sản xuất thực phẩm đã cho ra đời các dòng sản phẩm đảm bảo dinh dưởng phù hợp với từng đối tượng trẻ em, nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhất dinh dưỡng của từng người như:

+ đối với trẻ em thừa cân: thay vì những bữa ăn ở trường béo ngậy và tràn ngập những chất béo ngấy tận óc, nhà sản xuất thực phẩm đã nghiên cứu trên nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng để sản xuất ra loại cơm phần phục vụ tận trường học dành cho trẻ.chủ yếu là các thức ăn giàu xơ, ít béo động vật . . .

Thực tế đã cho thấy các nhà sản xuất thực phẩm là những đối tác vô cùng quan trọng trong các nỗ lực về y tế công cộng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc chống suy dinh dưỡng vì là những người sản xuất và phân phối thực phẩm. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt và axit folic vào bột mì đã trở thành một thực hành quen thuộc lâu nay ở nhiều quốc gia phát triển và đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Trong số 70% các nước, các sản phẩm cạnh tranh có khả năng tăng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các trường học, trong đó thực phẩm dinh dưỡng vẫn là ưu thiên hang đầu. Khác biệt trong đầu tư xúc tiến thương mại cho thực phẩm dinh dưỡng so với các sản phẩm cạnh tranh khác là một minh chứng cho lợi ích cạnh tranh của thực phẩm dinh dưỡng. Thế mạnh cạnh tranh của thực phẩm dinh dưỡng xuất phát từ thực tế nó được xã hội nhìn nhận là sản phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Điều này tạo ra cơ hội vàng cho nhà sản xuất. Trong khi các chương trình dinh dưỡng học đường có đặc quyền tiếp cận đối tượng tiêu dùng đặc biệt là trẻ em – đối tượng tiêu dùng của tương lai, thì đòi hỏi người  nhận đặc đặc quyền này cũng phải có trách nhiệm với chương trình dinh dưỡng học đường. Trong một số trường hợp, lãnh đạo các trường học và các nhà lập chính sách khác cần cân nhắc kỹ tính quá thái của các chiến dịch xúc tiến thương mại dinh dưỡng học đường.  Qui định về các hoạt động cung cấp và quản lý thực phẩm dinh dưỡng trong trường học còn chưa thật sự rõ ràng, vì thế các nhà sản xuất có thể lợi dụng điều này để trục lợi cho riêng mình.

Chương trình dinh dưỡng học đường chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững khi dựa hoàn toàn vào nội lực. Trong trường hợp tài trợ của chính phủ có hạn, chương trình dinh dưỡng học đường chỉ hướng tới các đối tượng trẻ em của các khu vực nghèo trong nước. Như đã trình bày ở trên, khi chương trình dinh dưỡng học đường thiếu vắng tài trợ trực tiếp từ chính phủ thì những hỗ trợ khác của nhà nước cho các hoạt động khác như xây dựng các tiêu chuẩn, thực hiện tư vấn về dinh dưỡng tốt cho trẻ em vẫn có những đóng góp nhất định.

Tạo ra nhu cầu, chương trình dinh dưỡng học đường là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành thực phẩm. Điều này hoàn toàn đúng đối với các nước có ngành công nghiệp thực phẩm phát triển tương đối thấp. Ở những nước đó, dinh dưỡng học đường được các nhà sản xuất nhìn nhận là một cơ hội tốt để phát triển thị trường thực phẩm dinh dưỡng. Người ta cho rằng dinh dưỡng học đường không phải là một thị trường dễ chịu; ở nhiều nước thì đây là một thị trường quá lớn. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thực tế chỉ có vài công ty thực phẩm theo đuổi thị trường này. Với tầm nhìn chiến lược cho cả ngành thực phẩm dinh dưỡng, trẻ em được nhìn nhận là những người tiêu dùng truyền thống mang lại lợi nhuận khá lớn cho nhà sản xuất. Vì vậy, các chương trình khuyến khích trẻ em sử dụng thực phẩm dinh dưỡng, nhà sản xuất không nhìn nhận ở góc độ khối lượng thực phẩm dinh dưỡng được tiêu thụ mà nhìn nhận ở góc độ nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho các thế hệ trẻ em trong tương lai.

III. KẾT LUẬN.

Các số liệu thống kê cho thấy, vấn đề mất cân đối dinh dưỡng trong trường học đang là vấn đề nống hổi và đau dầu đối với xã hội MỸ nói riêng và đối với THẾ GIỚI nói chung. Mất cân đối dinh dưỡng trong học đường gây ra rất rất nhiều hệ lụy và ậu quả nghiêm trọng, nó khiến không những các quan chức cấp cao nước MỸ phải hao tâm tổn trí, nó còn khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng khi quyết định gửi gắm con mình vào bất kỳ một trường học nào. Mất cân đối dinh dưỡng học đường gây ra vô số các bệnh tật như thừ cân, gầy ốm, chậm phát triển hay phát triển quá nhanh gây ra sự mất cân đối trong tâm sinh lý trẻ nhỏ. Những trẻ em quá béo hay quá gầy thường có cảm giác mặc cảm và thiếu đi tính linh động trong cuộc sống. những bửa ăn không khoa học khiến cho sự phát triển về sinh lý mạnh mẽ và khiến trẻ nhỏ đôi lúc cảm thấy lo sợ hay tò mò những vấn đề không tốt cho trẻ em, buồn phiền vì sự phát triển khác thường của bản thân.

Tóm lại, dinh dưỡng học đường là một vấn đề quan trọng rất đáng được xã hội quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và con người ngày càng bận rộn hơn. Họ có ít thới gian hơn để chăm lo cho con cái, vì vậy có thể cân đối được bửa ăn trong các trường học cũng là giải pháp khá hiệu nghiệm mà họ cần tiến hành trong thời gian tới, thông qua một đội ngũ đầu bếp trường học có tiêu chuẩn và cả trách nhiệm nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Websize

http://nguyenleha.tk

http://www.tin247.com/nguyen_nhan_dan_den_beo_phi-10-21216690.html

http://www.dinhduong.com.vn/story/bao-ong-hoc-sinh-tieu-hoc-beo-phi

http://vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2005/02/3B9CFC5B/ (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

http://www.traytalk.org/healthy-changes-coming-to-your-school/

http://www.bbc.co.uk/heath/treatments/healthy_livis/nutrition/life_children_shtm/

http://helpguide.org/life/healthy_eating_children_teens.htm

Bài này đã được đăng trong UNCATEGORIZED. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

62 Responses to ĐỀ TÀI 8: DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG (CHEFS IN SCHOOLS)

  1. Lê Thị Hồng Cúc - 07713311 nói:

    Chào các bạn. Theo như các bạn phân tích thì mình thấy xu hướng “dinh dưỡng học đường” thích hợp với các nước phát triển nhiều hơn. Vì đa số người dân của những nước này đều bận, không có nhiều thời gian nấu ăn trong gia đình mà đa số là ăn ở ngoài. Mà những thức ăn ở ngoài thì đa số là thức ăn nhanh, có chứa hàm lượng calo cao. Chính vì vậy mà đa số trẻ em ở nước này mắc bệnh béo phì nhiều hơn là suy dinh dưỡng. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì mọi người không bận rộn nhiều, nên họ luôn có thời gian nấu ăn cho gia đình, chăm lo khẩu phần dinh dưỡng của trẻ em.. Với lại do thói quen sống của người Việt Nam chúng ta là không thích cho con trẻ ăn các loại thức ăn nhanh ở ngoài vì nhiều lí do: giá cả mắc, không dinh dưỡng, không ngon….. Cộng thêm thời tiết ở nước ta đa số là nóng nên rất khó tăng cân quá mức được. Chính vì vậy mà trẻ em ở nước ta có tỉ lệ béo phì thấp. Vậy theo các bạn thì xu hướng “dinh dưỡng học đường” có phù hợp với Việt Nam không. Vì sao?

    • Vũ Kim Hường - 07711021 nói:

      Hường xin được nêu vài ý kiến về câu hỏi của Cúc. ” xu hướng dinh dưỡng học đường có phù hợp với dinh dưỡng Việt Nam hay không ?”, không biết là Cúc có bao giờ bắt gặp trường hợp các em học sinh cấp một cấp 2 bây giờ cao to hơn cả bố mẹ, anh chị trong nhà hay chưa. Hường thì hay gặp trường hợp này lắm. Hiện nay, theo quan sát Hường thấy tỉ lệ trẻ em béo phì trong đang tăng và hình như tăng nhanh nữa thì phải, theo như bài viết ở trên là 10%, như vậy, nếu nước mình xem nhẹ việc dinh dưỡng nơi trường học thì liệu con số này sẽ là bao nhiêu, hường nghĩ con số này sẽ tăng cao hơn rất nhiều lần. Như vậy, nước mình rất cần phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng cho trẻ em ở nơi học đường đấy chứ.
      ở đây, hường chưa rõ ý Cúc muốn nói nước mình có khí hậu nóng bức nên khó tăng cân quá mức, có phải việc khó tăng cân là vì cơ thể tiết nhiều mồ hôi không?
      Nếu như suy nghĩ như thế thì theo hường là chưa đúng. Vì cơ thể tiết mồ hôi khi cơ thể cần được làm mát, cơ thể tiết mồ hôi trong nhiều trường hợp, khi không hoạt động nhưng do nóng quá cơ thể vẫn tiết mồ hôi để làm mát, khi đó việc tiết mồ hôi sẽ tiêu hao ít năng lượng, khi hoạt động cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn vì trong cơ thể diễn ra sự đốt cháy các chất sinh năng lượng và tỏa nhiệt, khi đó mồ hôi thoát ra để làm mát cơ thể năng lượng lúc này sẽ nhiều hơn.
      Nếu phải so sánh giữa khí hậu nóng và lạnh, khí hậu nào ảnh hưởng đến việc tiêu hao năng lượng nhiều hơn thì câu trả lời của các nhà khoa học là khí hậu lạnh sẽ làm cho cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn vì khi cần sinh nhiệt để giữ ổn định nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, mà trời lạnh thì ta càng cảm thấy nhanh đói hơn là trời nóng.
      Như vậy, suy cho cùng thì vấn đề ảnh hưởng đến béo phì nhiều nhất vẫn là những nguyên nhân mà nhóm tiểu luận đã nêu ở trên.
      lối sống công nghiệp đã đưa con người đến với căn bệnh béo phì, như thế việc cân đối lại vóc dáng bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết.
      Đặc biệt, đối với đối tượng trẻ em, trẻ vị thành niên trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của cuộc đời là hết sức cần thiết.
      Nhưng hình như, làm cách nào để giải quyết cho vấn đề dinh dưỡng ở trẻ nhỏ vẫn là bài toán khó cho các nhà sản xuất và những người có chức trách.
      Hường nghĩ như thế vì sau khi đọc bài viết này, mình có một vài vướng mắc nhưng cũng chưa nghĩ ra được hướng giải quyết nào khả thi.
      Đúng là làm giàu thật khó! hihiih…

    • Mai Hạnh Nguyên 07706131 nói:

      Chào bạn!
      Với vấn đề này mình có một vài khía cạnh bổ sung.
      Thứ nhất theo Cúc nói không phải hoàn toàn không đúng. Với hiện trạng của Việt Nam ở vùng thành thị, thị xã, thị trấn chúng ta dễ bắt gặp các trường bán trú, nội trú cho trẻ em. Đúng là ở các trường này thì như các bài phân tích đã viết, vấn đề dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ ít được chú trọng. Tuy nhiên mình nghĩ không riêng gì tình trạng béo phì, mà suy dinh dưỡng vẫn là một điều rất đáng quan, ngay cả khi trẻ thừa cân trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
      Thứ hai, ở các vùng nông thôn do đặc điểm dân cư còn thưa thớt nên hầu như không có trường bán trú, bữa ăn của trẻ là do gia đình chịu trách nhiệm. Vả lại, đa phần người dân ở đây lại ít chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho bữa ăn nên vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng rất dễ xảy ra.
      Với cương vị là nhà sản xuất có phải chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Phải chú ý quan tâm chế độ dinh dưỡng cả những trẻ em béo phì, những trẻ em suy dinh dưỡng, và cân bằng dinh dưỡng cho những trẻ em bình thường không? Như thế chúng ta mới có thể đảm bảo một thế hệ tương lai khỏe mạnh, tươi sáng, thông minh cho đất nước chứ!
      Chúc các bạn học tốt!

      • Mình đồng ý với ý kiến của các bạn! Trên thực tế cho thấy ở Việt Nam đa phần các trẻ e thành thị bị béo phì, còn trẻ em ở vùng nông thôn thì bị thiếu dinh dưỡng hơn là béo phì. Vậy nếu là nhà sản xuất tại Việt Nam bạn có định hướng như thế nào về vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho trẻ em ở cả nông thôn và thành thị?

    • nguyễn thanh hải - 08102311 nói:

      chào chị, theo em thì xu hướng trong vấn đề dinh dưỡng học đường hiện nay nó không chỉ có thiên về thừa cân (ở các nước phát triển và mức sống cao) mà nó còn có một vấn nạn suy dinh dưỡng ở các nước nghèo, các nước chậm phát triển. ở Việt Nam chúng ta nói riêng và các nước nghèo, các nước đang phát triển nói chung, vấn đề lo ngại vẫn là thiếu cân hơn là thừa cân, nhưng ở khía cạnh hướng phát triển, mức sống trong xã hội Việt Nam ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển vẫn sẽ là thừa chứ không phải thiếu, bằng chứng là chị có thể khảo sát sơ bộ các nhà trẻ hay trường tiểu học ở TP.HCM sẻ thấy Việt Nam đã xuất hiện béo phì. tất nhiên chỉ là chớm chứ không là vấn nạn như xã hội mỹ.
      cám ơn câu hỏi của chị, mong chị tiếp tục đặt câu hỏi^^

      • Chào Hải!
        Chị đồng ý với em là “Việt Nam ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển vẫn sẽ là thừa chứ không phải thiếu”. Nhưng chị cho đó chỉ đúng 1 phần. Và chị cũng nhìn thấy được các trẻ TP.HCM ngày càng có nguy cơ bị béo phì nhưng chị không biết em đã từng xuống vùng nông thôn chưa? Chị đã từng ở nông thôn và từng nghe lời phàn nàn của nhiều bậc phụ huynh về con em của họ. Họ rất mong muốn con họ được tăng cân nhưng họ không biết cách nào để con em họ được mập lên như những đứa trẻ ở thành mặc dù họ cũng cho con họ ăn đầy đủ đó. Có những gia đình sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua loại thực phẩm chức năng nhập từ Mỹ về cho con họ uống nhưng vẫn không hiệu quả, Vậy là một nhà sản xuất thực phẩm tại VN chị nghĩ chúng ta phải đứng ở nhiều góc cạnh khác nhau để có những ý tưởng tạo ra những thực phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cho dù thị trường của chúng ta lớn hay nhỏ thì nhà sản xuất cần phải hiểu khách hàng là tiềm năng để nhà sản xuất phát triển. Giống như câu trả lời của bạn Nguyễn Đắc Vinh nhóm em “Chúng tôi sẽ có định hướng và kế hoạch rõ ràng để phân bổ và khai thác hiệu quả thị trường.” Chị nghĩ vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho trẻ thừa hay thiếu cũng là mối quan tâm của xã hội. Hiện nay nhà nước đã tổ chức cuộc “hội thảo về chiến lược dinh dưỡng 2011 – 2020” và đề ra các mục tiêu về dinh dưỡng cho trẻ em (http://soytenghean.gov.vn/tin-hoat-dong/241-hi-tho-chin-lc-quc-gia-v-dinh-dng-2011-2020.html). Vì thế, đây có thể là cơ hội lớn cho nhà sản xuất thực phẩm thành công.
        Chị không biết ý kiến em sẽ thế nào????

    • Trịnh Thị Huỳnh Vân 08102051 nói:

      Chào chị! có lẽ câu hỏi này của chị cũng đã được bạn Hải nhóm em trả lời rồi, nhưng em cũng xin góp thêm ý kiến cho phần câu hỏi của chị. Nhóm em tìm hiểu về thực trạng béo phì trong học đường, và xu hướng ” dinh dưỡng học đường” cho trẻ béo phì không chỉ phù hợp với các nước phát triển mà Việt Nam cũng là rất cần. Vì ở đâu còn tình trạng béo phì thì việc xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý vẫn còn là điều cần quan tâm, như các số liệu mà em tìm hiểu thì VN chúng ta tình trạng này không đến mức báo động như ở Mỹ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều và chiếm đa số là tại các thành phố lớn như tp.HCM. Và nếu tình trạng này vẫn còn tồn tại và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho trẻ, kết hợp với sự quan tâm của các bậc cha mẹ thì các nhà sản xuất thực phẩm của chúng ta vẫn có cơ hội lớn trong lĩnh vực này. Hi! cám ơn về câu hỏi của chị, mong chị góp thêm ý kiến cho nhóm em.

    • Trình Thị Thu Quỳnh - 08241771 nói:

      Chào chị!
      Em nghĩ “dinh dưỡng học đường” là một trong những chương trình được quan tâm của mọi quốc gia vì nó ảnh hưởng đến một thế hệ của một quốc gia. Tuy với mỗi nước có những biện pháp khác nhau nhưng đều có mục đích là mang đến một chất lượng bữa ăn tốt nhất. Tại Việt Nam dinh dưỡng học đường ngày càng được quan tâm một cách đúng mức. Các lớp học bán trú cho học sinh tiểu học có những thực đơn phù hợp và có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường. Ở các tỉnh miền núi có những điều kiện khó khăn và sự chăm sóc cho các em có phần bị hạn chế. Tuy nhiên đã có các công ty thực phẩm quan tâm đến như hỗ trợ bữa ăn trưa cho các trẻ em bán trú miền núi và gần đây nhất là chương trình “Vì ngày mai tươi sáng” của Vinamink hay chương trình “Đèn đom đóm” của Cô Gái Hà Lan. Cảm ơn chị đã đóng góp ý kiến cho nhóm

  2. nguyen bao thach nói:

    Chào các bạn!
    Xu hướng “chefs in school”, theo mình nghĩ school ở đây là bao gồm cả mẫu giáo, tiểu học, trung học, phổ thông, đại học, nhưng dường như các bạn chỉ mới chú trọng đến mẫu giáo và tiểu học, còn những cấp lớn hơn chưa thấy các bạn đề cập đến cơ hội của nhà sản xuất.
    Theo thông tin mình đọc được thì có sự khác biệt rất lớn giữa trẻ em dưới 12 tuổi và lứa tuổi lớn hơn 12, đối với trẻ em dưới 12 tuổi, thực phẩm mà chúng ăn là do cha mẹ và nhà trường cung cấp. Tuy nhiên, đối với lúa tuổi lớn hơn, khi chúng đã được cha mẹ cho tiền hàng ngày thì việc ăn uống của chúng trở nên tự do hơn, chúng được mua những gì chúng cảm thấy thích. Cách tiếp nhận thông tin quảng cáo của lứa tuổi dưới 12 và trên 12 cũng hoàn toàn khác nhau.
    Vậy theo mình, cơ hội của nhà sản xuất đối với nhóm lứa tuổi trên 12 là rất nhiều, đúng không các bạn?????? sao các bạn không khai thác cơ hội mà lứa tuổi trên 12 đem lại???

    • Nguyễn Thị Yến_07710241 nói:

      theo như mình nghĩ thì cơ hội của nhà sản xuất cho lứa tuổi dưới 12= cơ hội sx cho lứa tuổi trên 12. mình cũng chưa dò xét trên tháp dân số xem tỉ lê thực tế này là bao nhiêu nhưng nếu theo suy nghĩ của mình thì trải wa lứa tuổi dưới 12 thì mới có trên 12. và vấn đề dinh dưỡng học đường ở đây cho lứa tuổi dưới 12 thì nhà sx sẽ tác động trực tiếp vào nhận thức của quý phụ huynh cho khẩu phần ăn của con em mình và một phần tác động vào nhận thức của lứa tuổi này để chúng nài nỉ bố mẹ mua cho.
      thân chào!

      • nguyen bao thach nói:

        Ý kiến của mình nêu ra không phải là để so sánh cơ hội của lứa tuổi nào mang lại nhiều hơn mà là cả 2 lứa tuổi đều đem lại cơ hội cho nhà sản xuất, tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi cơ hội mang lại là khác nhau cũng như các khai thác xu hướng này là khác nhau. Quan trọng là nhà sản xuất nắm bắt nhu thế nào. ở độ tuổi dưới 12 khi cơ hội của nhà sản xuất nằm trong tay cha me của trẻ thì với độ tuổi trên 12 cơ hội nằm được san đều cho cả trẻ và cha mẹ của trẻ. Cách quảng cáo khác nhau, mẫu mã hình thức sản phẩm cũng phải khác nhau, …Mình góp ý như vậy vì thấy trong bài nhóm đã quá tập trung cho độ tuổi mẫu giáo và tiểu học mà hình như quên đi cơ hội mà nhà sản xuất có thể khai thác ở lứa tuổi lớn hơn. Khi chúng cũng đã có tiền và có quyền mua thứ mà chúng thích.
        Nguyễn Thị Bảo Thạch 07709531

    • nguyễn thanh hải - 08102311 nói:

      chào anh, em xin được giải thích một chút về “vì sao không khai thác cơ hội do đối tượng trên 12 tuổi mang lại?”.
      em đồng ý với anh là xu hướng dinh dưỡng học đường bao gốm các cấp học lớn hơn, nhưng ở một mức độ nào đó, khi đã lớn, các đối tượng trung, đại học có thể tự quyết định khẩu phần ăn của mình mà không bị bó buộc lắm, hoặc chí ít họ cũng biết rằng họ nên ăn gì, vì vậy nếu khai thác mảng trung và đại học, chúng em phải khai thác luôn tâm lý cũng như dinh dưỡng giới trẻ mà mảng này khá rộng, cơ hội thì có nhưng vấn đề là nắm bắt như thế nào và đã ai nắm hay chưa. xin cảm ơn anh về câu gợi ý, chúng em sẽ rút kinh nghiệm.
      chào anh ạ ^^

  3. Theo mình thấy đề tài của nhóm bạn phân tích nhiều về tình hình dinh dưỡng học đường Mỹ nhưng mình thấy vấn đề học đường ở nước Mỹ có nhiều sự khác biệt so với ở nước ta chẳng hạn như do cuộc sống trẻ tham gia học nội trú nên thời gian ở trường của học sinh Mỹ nhiều hơn còn ở nước ta thời gian trẻ tới trường thường là buổi nhất là vùng nông thôn nên thường là ăn ở nhà với gia đình. từ Vấn đề này nhóm bạn có những giải quyết gì để vận dụng xu hướng này cho phù hợp với thực trạng của nước ta?

    • nguyễn thanh hải - 08102311 nói:

      chào chị, cám ơn chi đã đặt câu hỏi cho nhóm.
      trước tiên, em đồng ý với chị là tình hình dinh dưỡng học đường ở Mỹ rất khác so với ở Việt Nam, ở Việt Nam người ta ít lo vì béo mà lo vì gầy nhiều hơn, cơ bản là tố chất người Việt chúng ta khá nhỏ con vì vậy, có một thực trạng không nhỏ là rất rất nhiều các bà mẹ chuyên gia tìm cách nhồi cho con mình những thức ăn bổ, những thứ giàu dinh dưỡng . . . nhưng không biết rằng con họ chỉ có thể béo lên mà không to lớn lên. nhưng đó chỉ là một phần dân số có mức sống khá giả, còn phần con lại, trẻ em ở các vùng nông thôn lại ít được nội trú nên vấn đề dinh dưỡng phải được đảm bảo từ phía gia đình, còn đối với các em mẫu giáo hay mầm non, việc cân đối dinh dưỡng không chỉ tránh béo mà còn tránh cả gầy nữa nên có thể nói xu hướng thì 2 xã hội có đôi chút khác biệt song giải pháp thì vẫn là một và nhà sản xuất vẫn có thể khai thác ^^.
      một lần nửa cám ơn chị!

  4. Trần Văn Thịnh 07702331 nói:

    Chào các bạn!mình xin có vài ý kiến đóng góp, theo như mình thấy trong việc lợi dụng xu hướng. thi vấn đề chống béo phì chỉ được đề cao ở những nước phát triển mà ở đó tỉ lệ béo phì cao và có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, còn ở Việt Nam thì nước mình còn nghèo, và tỉ lệ báo phì cũng ko cao, ngân sách chính phủ cũng hạn hẹp. Do đó việc phòng tránh béo phì ở Việt Nam có vẻ gặp khó khăn trong hoạt động thực tiễn, do số trẻ đi học và ở nội trú ko nhiều. cho nên mình thấy, ở nước mình, việc chống béo phì thì đem vào chương trình phổ cập giáo dục, nâng cao ý thức , nhận biết của mọi người thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn

    • nguyễn thanh hải - 08102311 nói:

      chào anh
      em đồng ý với anh về giải pháp đó, thực tế thì nhà nước ta cũng đã và đang tuyên truyền vì mức sống người dân mình tương đối thấp. đơn cử như anh có thể thấy các tháp dinh dưỡng ở các trạm y tế hay ở các nơi công cộng cũng là một hình thức tuyên truyền^^
      cảm ơn anh đã góp ý!

  5. Phan Thị Ngọc Trang_07705641 nói:

    Mình thấy nhóm bạn nói nhiều về vấn đề nên giáo dục trẻ để trẻ có thói quen ăn uống tốt và lành mạnh khi trẻ còn đang trên ghế nhà trường, vì việc béo phì thường là do thói quen ăn uống, việc giáo dục ngay từ đầu sẽ giảm ca béo phì trong tương lai, vì trẻ em đang ở giai đoạn hình thành các ý thức, việc giáo dục chắc chắn sẽ có hiệu ứng rất mạnh trong tương lai, việc này rất đúng, tuy nhiên mình chưa thấy được cơ hội nhiều ở nhà sản xuất khi bạn phân tích. Mình nghĩ bạn nên phân tích thêm là làm thế nào để tạo thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ đầu cho trẻ, ví dụ như có buổi tập huấn hàng tháng cho trẻ trong cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho trẻ, lồng ghép vào đó là các sản phẩm của công ty có tính toán sẵn khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ để trẻ làm quen, tạo nhận thức, song song đó là việc các công ty này tiến hành quảng cáo các sản phẩm thực phẩm phù hợp với trẻ ở những nơi mà trẻ có thể thấy như các căn tin, ở xe bus, ở các bảng thông tin của nhà trường( khi có sự hợp tác giữa nhà trường và phía nhà sản xuất theo mục đích lợi ích chung), với những hình ảnh bắt mắt, dể thu hút tầm nhìn của trẻ,như vậy vừa có thể tạo cho trẻ thói quen sử dụng những thực phẩm lành mạnh vừa phù hợp với mục đích giới thiệu sản phẩm của công ty….

  6. Lê Thị Mỹ Hiền_07707861 nói:

    Chào các bạn, trong phần phân tích xu hướng mình vẫn không hiểu được rõ là từ xu hướng dinh dưỡng trong học đường đang có những vấn nạn như thế thì đứng vai trò là một nhà sản xuất nhóm bạn đã đưa ra được như có hội cụ thể nào?( mình chỉ thấy có một cơ hội là nhà sản xuất thực phẩm đã nghiên cứu trên nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng để sản xuất ra loại cơm phần phục vụ tận trường học dành cho trẻ.chủ yếu là các thức ăn giàu xơ, ít béo động vật ), mong nhóm các bạn có thể nói rõ thêm những cơ hội khác của nhà sản xuất? Và mình cũng nhận thấy xu hướng này có lẽ chỉ có khả năng phát triển mạnh ở các nước phát triển cao như Mỹ hoặc là ở những khu vực thành phố lớn của các nước chứ còn ở những nước mới phát triển hay ở vùng ngoại thành thành phố hoặc nông thôn thì vấn đề làm sao để đảm bảo trẻ em đến trường đầy đủ đã là rất khó khăn thì ở đây họ làm gi đủ sức để quan tâm nhiều đến các vấn đề dinh dưỡng học đường nữa, vậy thì dường như việc phát triển xu hướng này là không khả thi lắm ở những nơi đó????
    Cảm ơn các bạn!!!!

  7. Nguyễn Thị Thúy An_ 07714411 nói:

    Thân chào nhóm.
    Mình rất đồng ý với các bạn là vấn đề thực phẩm học đường phải được quan tâm đúng mức dù là một nước phát triển hay đang phát triển. Trẻ em học sinh là tương lai của đất nước phải có một môi trường học tập an toàn. Nhưng ở một nước đang phát triển không chỉ Việt Nam thì dinh dưỡng và vệ sinh còn chưa đáp ứng đúng mức khi mà vẫn còn những vụ ngộ độc thức ăn trong trường học. Mình thiết nghĩ nhà sản xuất thực phẩm ở nước đang phát triển lợi dụng xu hướng này đó là sự thiếu hụt dinh dưỡng và an toàn vệ sinh trong bữa ăn tập thể. Xin được tham trao đổi và học tập với nhóm, rất cảm ơn nhóm!

  8. Trần Thị Hà (0770095) nói:

    Chào các bạn!
    Tôi thấy bài của các bạn phần phân tích cơ hội mới nói nhà sản xuất chỉ chú trọng cân đối khẩu phần ăn là quan trọng, tôi đồng ý song tâm lý trẻ con lại thích những loại thực phẩm hoặc khẩu phần ăn bắt mắt, có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau cũng không kém phần quan trọng để thu hút trẻ, là nhà sản xuất bạn nghĩ gì và lợi dụng điều này như thế nào.
    Cám ơn các bạn.

    • Nguyễn Đức Thiện - 08105591 nói:

      Xin cám ơn về câu hỏi của bạn.!
      -Ở trong sự quản lý của nhà trường, khẩu phần ăn đã có quy định rõ ràng và có sự theo dõi của người chăm sóc, với vai trò là nhà sản xuất nên nghĩ tới chế độ dinh dưỡng phù hợp và độ an toàn của thực phẩm cho từng đối tượng trẻ khác nhau là điều tốt nhất
      -Ở ngoài khu vực quản lý của nhà trường, ở siêu thị chẳng hạn, cảm quan của trẻ đối với sản phẩm là việc hết sức quan trọng đối với nhà sàn xuất, điều này mình đồng ý với bạn, tạo ra bao bì đẹp mắt bằng cách lựa chọn và phối trộn các màu sắc nổi bật cùng với việc tạo hình dáng phù hợp với từng loại sản phẩm sẽ tạo ấn tượng tốt cho trẻ, để trẻ chọn lựa sản phẩm đó.

  9. Đặng Bảo Trung - 07713201 nói:

    Chào nhóm bạn!
    Nhóm bạn có thể thay thế các phụ gia hóa học bằng các phẩm màu tự nhiên khác nhau nhằm giúp sản phẩm có thể thu hút trẻ em với màu sắc đẹp và bên cạnh đó có thể tăng thêm sự tin tưởng đối với các bậc phụ huynh cũng như nhà trường. Có thể các chất phụ gia có nguồn gốc tự nhiên sẽ làm sản phẩm có giá cao nhưng vấn đề đó có thể được người tiêu dùng chấp nhận vì họ nghĩ thực phẩm mình sử dụng không độc hại.

    • Vũ Kim Hường - 07711021 nói:

      Cho mình hỏi, đối với những trẻ em đã bị béo phì rồi, thì khi phải thay đổi thức ăn, và chế độ ăn. Có thể mỗi bữa sẽ phải ăn ít đi, vì thực tế có những người ăn một bữa quá nhiều thức ăn so với mức bình thường. như vậy cơ thể khi đã quen với một lượng thức ăn đưa vào cơ thể quá lớn mà bây giờ giảm bớt đi thì thường có cảm giác đói, nhiều lúc cơ thể mệt mỏi, không muốn hoạt động, chất lượng học tập sẽ bị ảnh hưởng. Vậy theo các bạn có nên sản xuất ra các loại thực phẩm có đặc điểm là tạo được cảm giác no lâu hơn khi ăn, mà không có chất béo, không có tạo lượng dư thừa chất dinh dưỡng dự trữ sinh ra béo phì. Sản phẩm này có vai trò như một dạng thực phẩm đánh lừa cảm giác. Như vậy, trẻ có thể dễ dàng trong việc tập thay đổi thói quen ăn uống hơn không.
      Đó là ý nghĩ của mình. mọi người thử tìm hiểu xem có chất nào không độc hại nhưng lại có thể kết hợp sản xuất chung với thực phẩm để làm ra được sản phẩm có đặc tính này không?

      • Nguyễn Thị Yến_07710241 nói:

        Hường ơi!!! hình như mình đã nghe ai đó nói về sự có mặt của chất này ròi đó! không phải là nó chưa xuất hiện đâu! nhưng bây giở thì mình k nhớ….hi…..sorry!

  10. Nguyễn Đắc Vinh - 08106921 nói:

    Thân chào Hồng Cúc!
    Đúng là xu hướng “dinh dưỡng học đường” thích hợp với các nước phát triển nhiều hơn. Nhưng theo nhóm mình nghĩ thì xu hướng “dinh dưỡng học đường” có phù hợp với Việt Nam và thực hiện ngay bây giờ không phải là sớm. Thứ nhất, về mặt xã hội, đất nước ta đang đô thị hóa ngày càng nhiều và nhanh, công việc ngày càng bận rộn, những mối quan tâm, bữa ăn gia đình ngày càng ít đi, do đó số lượng học sinh, sinh viên dùng thức ăn ở trường là rất nhiều. Thứ hai, ở các bậc học ngày càng có xu hường dùng bữa tại trường, chẳng hạn bậc đại học, phần lớn sinh viên (xa nhà) không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong bữa ăn ,bậc trung học và tiểu học thì số giờ học ngày càng tăng kéo thời gian ở lại và ăn tại trường nhiều hơn. Mặt khác, kiến thức về dinh dưỡng học đường ở ta còn rất hạn chế, chưa phổ biến. Vì vậy, thực hiện xu hướng “chefs in school” là cần thiết và kịp thời.

  11. Nguyễn Ngọc Anh Thư_07710491 nói:

    Mình có ý này hỏi nhóm:
    Có 1 thực trạng ở hầu hết các trường bán trú (ngay cả nhà trẻ, tiểu học, trung học) khẩu phần ăn của những trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng hay trẻ thể trạng bình thường đều bằng nhau. Điều đó quả là không hợp lý chút nào. Vậy nếu bạn là nhà kinh doanh thực phẩm thì bạn sẽ có những chiến lược hay ý tưởng nào để can thiệp?

    • Nguyễn Thị Yến_07710241 nói:

      ý chài…mình nghỉ việc này khó thực hiện àh nha…việc này phải cần đến ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin. trong tập thể như vậy thì phải có việc kiểm tra sức khoẻ định kì thường xuyên để tìm hiểu dc tình trang sức khoẻ của các bé (tạm gọi chung cho tất cả những thành viên của hoc đường là như vậy nha), hay là cập nhập thông tin sức khoẻ của các pé từ phía gia đình. sau đó ta nhập vào hệ thống của một chiếc máy thông minh(điều này có thể hiểu dễ dàng hơn khi bạn đọc 9dề tài:” chiếc đt thông minh của nhóm 5-ĐHTP3″) từ đó máy có thể đưa ra list các món ăn phù hợp với từng bé. việc này yêu cầu sự đầu tư rất lớn về kinh phí cũng như trình độ phát triển của ngội trường đó!

    • Nguyễn Đắc Vinh - 08106921 nói:

      Đối với thực trạng này, nếu là nhà sản xuất mình sẽ tạo ra các sản phẩm đó là các khẩu phần ăn khác nhau (với thành phần dinh dưỡng khác nhau) dành cho các đối tượng khác nhau với chú thích trên bao bì rõ ràng bằng chữ và hình ảnh.

  12. Nguyễn Thị Thu Thảo-07713321 nói:

    chào các bạn mình xin đóng góp như sau:
    – theo như mình tìm hiểu những xu hướng lớp mình đang phân tích thì hầu hết là xu hướng chung của thế giới có những xu hướng chưa có ở Việt Nam nên khi các bạn đặt câu hỏi phải đứng tren quan điểm “nhà sản xuất chung trên thế giới” thì mới hiểu rõ được. Mình xin được góp ý kiến đến các bạn tham gia thảo luận.
    – Về xu hướng dinh dưỡng học đường mình nghĩ nế là nhà sản xuất có thể lợi dụng như sau: cho sản xuất ra các khẩu phần thức ăn sao cho co thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng với một liều lượng nhất định đảm bảo ko gây tình trạng thừa hay thiếu dinh dưỡng và sẽ có hướng dẫn một ngày sử dụng bao nhiêu đơn vị như vậy là hợp lí. Các khẩu phần này sẽ được chứa đóng hộp tiện dụng hay trong 1 loại bao bì nào đó mà học sinh co thể dễ dàng sử dụng ngay cả ở trường. Điều này rất thích hợp cho các cha mẹ
    bận rộn ko có thời gian chế biến tại nhà cho con cái.

    • Mai Hạnh Nguyên 07706131 nói:

      Chào bạn!
      Mình đồng ý với Thảo ở vấn đề xu hướng này là xu hướng toàn cầu và ở Việt Nam xu hướng này khó phổ biến và thật sự chưa phổ biến. Vì vậy khi đọc những bài bình luận của các bạn, có thể các bạn nghĩ ra rất nhiều giải pháp nhưng với mình lại không thấy tính khả thi của nó.
      Như bài này gần như các bạn chưa đưa ra giải pháp nào cho thực trạng ở Việt Nam. Còn một bài của nhóm Duy, các bạn đưa ra rất nhiều kế hoạch, dự án nhưng thực sự khả năng thành công của nó với nước ta là rất mỏng manh.
      Thứ nhất, với những kế hoạch dự án mà các bạn đưa ra thực sự cần đầu tư rất lớn đồng thời phải có sự hỗ trợ từ phía các ban nghành có liên quan. Điều này là rất khó vì ngân sách của chúng ta còn hạn hẹp nên viêc hỗ trợ cho vấn đề này là rất thấp. Thứ hai, kế hoạch của các bạn phải được tiến hành trên diện rộng thì mới hi vọng co thể thu lợi nhuận, nhưng với nước ta để có nhiều gia đình chịu chi tiền hưởng ứng phong trào của các bạn là rất khó. Như các bạn thấy dù đây là xu hướng toàn cầu nhưng tại sao các công ty thực phẩm lớn ở nước ta như Nutifood vẫn chưa dám đầu tư vào thị trường này, có phải là có nguyên nhân hay không?

    • Trịnh Thị Huỳnh Vân 08102051 nói:

      Chào Thu Thảo!
      em xin góp ý kiến, hình như cách mà nhà sản xuất lợi dụng chị nêu đã thực hiện rồi và tình trạng béo phì hay suy dinh dưỡng thì vẫn cứ diễn ra. Nhà sản xuất tạo ra các thành phần dinh dưỡng cân bằng cho một loại sản phẩm nào đó, nhưng liệu họ có đảm bảo rằng trẻ béo phì sẽ giảm cân đi và trẻ suy dinh dưỡng sẽ cân bằng lại trọng lượng của chúng không? vì các đối tượng của chúng ta có chế độ dinh dưỡng khác nhau mà.

  13. Phạm Thị Mai Trang 07712801 nói:

    Thân chào các bạn!
    Theo mình nghĩ vấn đề để kiểm soát khẩu phần ăn ở trường học cần kiểm soát và tính toán được tổng năng lượng mà cơ thể học sinh thu được từ khẩu phần ăn đó. Tầm quan trọng của chuyên gia dinh dưỡng được đề cao hơn hết trong lúc này, còn nhà sản xuất chỉ đứng thứ 2. Giả sử một sản phẩm được nhà sản xuất đề cập là ít béo nhưng nếu ăn với số lượng nhiều thì sao có dẫn tới béo phì dư cân hay không?. Ngược lại một sản phẩm được cho là béo nếu chỉ sử dụng một lượng ít thì sao?. Rõ ràng việc kiểm soát xem xem số lượng bao nhiêu là đủ Kcal cho một buổi học, cho một buổi hoạt động rất quan trọng.
    Ở Việt Nam vấn đề này chưa được thực hiện tốt. Một vài trường học nấu thức ăn tại trường chỉ theo cảm tính, chỉ cần đủ các món canh, xào,măn là đủ. Họ không cần tính lượng Kcal nạp vào từ bữa ăn ấy là bao nhiêu cả. Một số trường thức ăn được nấu ở một nơi khác mang đến không chỉ không đảm bảo lượng Kcal nạp vào đủ hay thừa mà còn không kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm..
    Người Phương Đông ít ăn thịt hơn trong các bữa ăn hơn so với Tây nên sự béo phì gia tăng nhiều ở các nước phương Tây hơn. Bên cạnh đó họ còn chuộng các dòng sản phẩm ngọt như Chocolate, kem càng làm gia tăng thêm sự béo phì. Do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn ở trường cũng như buổi tối khi về nhà. Các ông bố bà mẹ cũng nên chú ý điều này bởi lẽ họ có khuynh hướng chiều con thích cho con ăn những gì chúng thích đặc biệt khi về nhà sau một ngày học tập mệt mỏi. Kết quả trẻ nạp một lượng thức ăn quá nhiều Kcal vào buổi tối làm gia tăng sự dư cân. Lúc này đây sự kiểm soát khẩu phần ở trường xem như vô hữu.

  14. Các bạn ơi! Theo mình thấy chúng mình nếu phản hồi vào thư của ai thì nháp vào trả lời của thư đó như thế sẽ tiện theo dõi hơn.

  15. Trương Thị Diệu Hiền 07709181 nói:

    Theo phân tích xu hướng dinh dưỡng học đường của nhóm bạn. Mình đồng ý dinh dưỡng học đường rất quan trọng cho không những trẻ em, học sinh mà còn có cả sinh viên nữa. Kiểm soát khẩu phần ăn trong học đường thật sự quan trọng để giảm calorie cho những người béo phì và đủ calories cho người thiếu cân. Ngoài kiểm soát hay chuẩn bị khẩu phần ăn còn có phương cách nào khác mà nhà sản xuất lợi dụng trong xu hướng dinh dưỡng học đường? và xu hướng áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

    • Vũ Thị Sinh nói:

      Hi Hiền!
      Theo S nghĩ ngòai việc kiểm sóat hay chuẩn bị khẩu phần ăn thì nhà sản xúât có thể lợi dụng được xu hướng này là sản xuất các xuất ăn sẵn dựa trên thực trạng dinh dưỡng học đường như là sản xuất các xuất ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ em béo phì, …Các bếp ăn nhà trong trường học có thể sử dụng các xuất ăn này thay vì phải nấu riêng cho các em để tiết kiệm thời gian và chi phí.

    • Trịnh Thị Huỳnh Vân 08102051 nói:

      Chào Diệu Hiền! theo nhóm, bên cạnh việc chuẩn bị một khẩu phần ăn tốt cho từng đối tượng, nhà sản xuất có thể sản xuất ra các loại ngũ cốc sấy có màu sắc hấp dẫn, tạo ra các loại kem không chứa béo, vì tâm lý trẻ rất rất những món có màu sắc bắt mắt và cũng rất thích ăn vặt, thích ăn kem, nhà sản xuất có thể lợi dụng việc này để đem tới cho trẻ những thực phẩm không độc hại mà còn góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng béo phì cho trẻ, không chỉ áp dụng cho nước ngoài mà cả Việt Nam cũng rất tốt. Còn với trẻ thiếu cân thì việc khuyến khích trẻ vẫn là biện pháp tốt, điều này thì cần có sự hổ trợ từ phía cha mẹ trẻ bên cạnh việc cung cấp các loại thực phẩm chức năng hổ trợ kích thích hệ tiêu hóa, sp kích thích sự thèm ăn.

  16. Lê Thị Liên (07709831) nói:

    Chào các bạn!
    Mình thấy bài phân tích xu hướng dinh dưỡng học đường của nhóm bạn chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề béo phì ở trẻ em. Ngoài vấn đề này còn những vấn đề nào khác nữa không?
    Xu hướng này của nhóm bạn có thể lợi dụng để phát triển ở những vùng nông thôn không?

  17. Phùng Thị Huỳnh Như_07702831 nói:

    Chào nhóm!
    Qua bài phân tích trên mỉnh thấy các phân tích nhiều về việc béo phì và nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của nó. Và bạn có nói đến giải về việc chuẩn bị khẩu phần ăn cho trẻ mà chủ yếu là bạn nói về trường học Mỹ. Còn ở Việt Nam và các nước khác, nền kinh tế khác nhau, cách sống khác nhau thì liệu có các giải quyết đó có phụ hợp hay không. Về nhà sản xuất thì bạn sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp, dinh dưỡng cho trẻ, các lớp hướng dẫn, tuyên truyền về dinh dưỡng học đường nhưng bạn có nghĩ là trẻ có thích hay không và khi chúng không thích thì sẽ có những phản ứng ngược lại, lén ba mẹ ăn những món ăn mà chúng ưa thích. Là nhà sản xuất liệu bạn phải làm như thế nào? Ngoài ra nhà sản xuất phải làm gì cho các bậc phụ huynh tin rằng những sản phẩm đó là tốt cho con mình vì có khi giá những sản phẩm đó cao, họ có sẵn sàng chi cho những thứ đó hay không?Và bạn nghĩ tiềm năng của xu hướng này ở Việt Nam như thế nào?

  18. Lương Bảo Trâm - 08112611 nói:

    Chào nhóm!
    Mình đã đọc qua bài phân tích của các bạn và thấy rằng các bạn tập trung khai thác vấn đề dinh dưỡng học đường ở các nước phương Tây (đặc biệt là Mỹ). Vậy theo các bạn, thực trạng ở Việt Nam thì như thế nào? Theo mình biết thì ở học sinh Việt Nam tồn tại cả hai dạng béo phì và suy dinh dưỡng, trong khi thực đơn ở các trường cấp I+II thì là thực đơn cứng cho học sinh toàn trường chứ không phải là thực đơn tự chọn cho từng học sinh. Các bạn sẽ làm gì để cân bằng dinh dưỡng cho cả hai nhóm đối tượng trên?
    Cám ơn nhóm! Chúc nhóm học tốt!

    • Trịnh Thị Huỳnh Vân 08102051 nói:

      Chào Trâm! Tại Việt Nam tồn tại cả hai trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng, trong đó thì trẻ béo phì chiếm tỉ lệ ít hơn thường thấy phần lớn là ở các thành phố lớn của nước ta. Như bạn nói, đa số các trường học thường có một thực đơn cứng cho cả trường chứ ít có một chế riêng cho từng đối tượng. Là nhà sản xuất thực phẩm, theo mình đầu tiên chúng ta sẽ lập mô hình thử nghiệm trước. Nhà sản xuất sẽ liên kết với một số trường mà có các tình trạng cả béo phì và suy dinh dưỡng nhiều hơn trước, quan sát thực đơn mà trường học cung cấp cho mỗi bữa ăn của trẻ, xem xét cách ăn uống của trẻ, từ đó nhà sản xuất mới tìm được khuyết điểm của cách phục vụ tại trường và thói quen ăn uống. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tạo ra các khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng, như nhiều rau hơn ít chất đạm hơn cho trẻ thừa cân, trẻ ốm hơn thì tăng đạm lên thêm. Nhưng để làm được điều này, chúng ta cũng phải có sự hợp tác từ phía bậc phụ huynh, những người gần gủi với trẻ nhất, mở các cuộc hội thảo nhỏ về dinh dưỡng học đường, thuyết phục họ là khẩu phần ăn mà mình cung cấp là đảm bảo mang lại một chế độ tốt nhất cho con của họ và không quá đắt. Tính tự giác của trẻ cũng là một nhân tố quan trọng, vì trẻ đã có một thói quen ăn uống thiết lập từ trước, nên giờ nhà sản xuất đưa ra khẩu phần như vậy, ban đầu trẻ sẽ khó chấp nhận. Về điều này, mình nghĩ tác động lên tinh thần trẻ sẽ có hiệu quả hơn cho chúng ta, tất cả các nổ lực đã lập thành nhưng trẻ không chấp nhận thì sản phẩm và mục đích của chúng ta cũng rất khó thành công , bên cạnh xây dựng khẩu phần, sao chúng ta không nghĩ ra sẽ sáng tác ra bài hát về sản phẩm của mình nhỉ?, sử dụng những câu từ vừa quảng bá sản phẩm, vừa mang tính khơi dậy tính tự giác cho trẻ như “nếu có một khẩu phần ăn tốt, các bé sẽ có một thân hình đẹp…. ^^”, nếu tác động đủ lớn, biết đâu khi nghĩ về khẩu phần ăn, trẻ sẽ nghĩ ngay đến đầu tiên là sản phẩm của chúng ta. Đây là ý kiến của mình, rất cảm ơn về câu hỏi của bạn.

  19. luuhoangvan nói:

    Chao nhóm đề tài:Dinh Dưỡng Học Đường !
    Mình xin đóng góp một vài ý kiến như vậy nhé! Ở trên mình được biết là có nhữngví dụ về chương trình dinh dưỡng như:
    -Bữa trưa học đường cho học sinh tiểu học. Nó có thích hợp với đất nước của chúng ta hay không? Con người chúng ta thường quen với bữa ăn sum họp gia đình vả lại bữa trưa học đường có cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho học sinh ko? Khi đó họ còn phải tốn thêm một khoản tiền ăn của con họ nữa…bữa trưa học đường không có nghĩa là cho ko ma? Đúng ko ne?

    – Hỗ trợ dinh dưỡng học đường. Chúng ta thực hiện điều này bằng cách nào? Chi phí cho hỗ trợ này có đắt không? Có đảm bảo đủ lượng dưỡng chất ko thừa ko thiếu ko? Có được hưởng ứng chấp nhận hay ko?

    – Dinh dưỡng học đường và bảo vệ môi trường. Dinh dưỡng và học đường có phải là một sự kết hợp hay? Nó dễ thực hiện chứ? Xin nhóm bạn cho ý kiến nhe?hjhj

    Lưu Hoàng Văn 07703231

  20. Nguyễn Đắc Vinh - 08106921 nói:

    Thân chào Tuyết Mai và các bạn có ý kiến tương tự về vấn đề này!
    Với tư cách là nhà sản xuất thực phẩm ở Việt Nam, nơi mà tình trạng ở thành thị chủ yếu là bị béo phì và ở nông thôn thì thiếu dinh dưỡng. Chúng tôi sẽ có định hướng và kế hoạch rõ ràng để phân bổ và khai thác hiệu quả thị trường, chẳng hạn : trước tiên là bước thăm dò thị trường để biết nhu cầu và từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp, tiếp theo là phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Về việc sản phẩm được đến đúng người tiêu dùng cần, chúng tôi sẽ có các đại lý hoạt động khác nhau (giữ nhiều hay ít loại sản phẩm dành cho đối tượng béo phì hay thiếu chất dinh dưỡng) ở các khu vực khác nhau, về mặt sản phẩm chúng tôi sẽ thiết kế bao bì cho sản phẩm sao cho rõ và dễ hiểu để đối tượng có thể biết sản phẩm nào phù hợp cho mình bằng cách ghi những tiêu đề hướng dẫn, chú thích hay những hình ảnh bắt mắt dễ thấy, dễ hiểu ( hình có người béo phì hay thiếu chất chẳng hạn).
    Cám ơn các bạn đã góp ý!

  21. Dương Thị Hà Như - 07714961 nói:

    Chào bạn!
    Đối với những trẻ mẫu giáo, cấp 1 thì việc ăn uống dường như rất khó miễn cưỡng chúng khi mà chúng không thích. vậy làm thế nào để những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng này có thể được các bé chấp nhận dễ dàng?
    Một vấn đề nữa là các bữa ăn như thế này có tốn kém nhiều không? làm thế nào để các phụ huynh tin rằng các dạng sản phẩm này thật sự có ích cho các con của họ để họ sẵn sàng bỏ tiền cho dòng sản phẩm này?

  22. Nguyễn Đắc Vinh - 08106921 nói:

    Thân chào bạn Phương!
    Nhóm mình phân tích nhiều về tình hình dinh dưỡng học đường ở Mỹ vì xu hướng này được khởi xướng và thực hiện đầu tiên ở Mỹ. Ở Việt Nam, thực hiện xu hướng này là kịp thời như mình đã nói ở phản hồi trước vì học sinh dùng bữa tại trường ngày càng tăng, còn khu vực nông thôn thì ít hơn. Về phần học sinh thường chú trọng quan tâm, kích thích bởi màu sắc thì nhà sản xuất sẽ vận dụng, phối và chế biến các loại thực phẩm sao cho vừa đủ chất dinh dưỡng cần thiết lại cuốn hút được đối tượng.

  23. Vũ tường Viễn nói:

    Chào bạn!
    Mình đã đọc bài viết của nhóm bạn thì mình thấy ở trẻ hiện nay tỷ lệ trẻ em bị bệnh béo phì là khá cao. Vậy nhà trường cần phải tạo một thực đơn ăn uống như thế nào để cho trẻ em có một chế độ ăn uống phù hợp để tỷ lệ béo phì ở trẻ em giảm?

    • Nguyễn Đắc Vinh - 08106921 nói:

      Thân chào !
      Đối với trẻ béo phì, nhà trường cần phải tạo một thực đơn ăn uống phù hợp chẳng hạn như : thực phẩm có hàm lượng cholesterol, mỡ thấp như thịt gà, bò … cộng với nhiều rau xanh và ít muối, có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như quả bơ, dầu ô-liu, các loại hạt như đậu phộng có thể giúp giảm cơn đói bụng, qua đó giúp chống béo phì.

  24. Bùi Phạm Thanh Hương ( 0770692) nói:

    Chào nhóm!
    Cho mình hỏi là xu hướng này chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn là nơi có nhiều trường học bán trú và nội trú, vậy thì nếu ở nông thôn vốn rất ít các trường nội trú, bán trú nên học sinh ăn uống rất tự do thì doanh nghiệp nên làm như thế nào?

  25. Trương Thị Tú Nha-07700841 nói:

    Chào các ban! vấn dề ding dưỡng học đường hiện nay đang được khá quan tâm. Tuy nhiên với nước ta có sự khác biệt đối với trẻ em nông thôn hầu như chỉ học một buổi trong ngyaf nên vấn đề này không phổ biến nhưng với trẻ em thành thị thì các em hầu như đều học bán trú hoặc nội trú. Lấy ví dụ như tại TPHCM có một số trường cung cấp khẩu phần ăn cho các em không đủ no hầu như phụ huynh đều phải mua thêm thức ăn bổ sung riêng cho các em. Va một vấn đề nữa là các trường hầu như chỉ nấu một khẩu phần ăn chung cho các em vậy đối với những em cần chế độ ăn kiêng hay đề phòng một số bệnh vẫn phải ăn như các bạn khác. Vậy các bạn sẽ giải quyết văn đề dinh dưỡng học đường này như thế nào?

  26. Hàn Thanh Vân 07701441 nói:

    Ở các trường học Việt Nam, dinh dưỡng học đường thực sự đã được quan tâm đúng mức chưa?Đối với 1 nước phát triển như Mỹ, việc quan tâm đến dinh dưỡng học đường không là việc khó, còn đối với Việt Nam là 1 nước đang phát triển, việc quan tâm đến dinh dưỡng học đường có thể thực hiện được tốt không?

    • Trịnh Thị Huỳnh Vân 08102051 nói:

      Chào Thanh Vân! tại Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng học đường thật sự chưa được quan tâm đúng mức, tất cả đều là do vấn đề về kinh phí hổ trợ. Theo mình, việc quan tâm đến dinh dưỡng học đường có thể thực hiện tốt nếu có sự hổ trợ đúng mức từ phía cơ quan nhà nước, vì nếu nhà sản xuất có cố gắng tốt để mang lại cho trẻ thực phẩm tốt, một chế độ ăn uống tốt mà không có sự quan tâm của các cấp chính quyền thì vẫn không thể tạo nên được bước ngoặc tốt được, vì có thể xem nhà nước là một “chất xúc tác” để các doanh nghiệp thực phẩm đẩy mạnh công tác này

  27. Tiêu Thị Kim Phúc-07705991 nói:

    Chào các bạn!
    Theo mình nghĩ vấn đề suy dinh dưỡng không những được biểu hiện qua cân nặng mà còn thể hiện qua chiều cao.
    Mình đọc được một tài liệu rằng: kết quả cuộc điều tra trên 11.917 trẻ từ 0-15 tuổi ở các vùng nông thôn trong cả nước ta và 9.410 học sinh Hà Nội cho thấy, chiều cao trẻ em luôn thấp hơn theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (http://suckhoedoisong.vn/20100715112242233p0c10/benh-canh-dinh-duong-hoc-duong.htm). Như vậy chúng ta có thể lợi dụng điều này để làm lợi cho doanh nghiệp được hay không? Vì chiều cao của con người ngoài yếu tố di truyền (70-75%), còn do hoàn cảnh sống (25-30%) quyết định, như chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thể thao. Mình nghĩ chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm có bổ sung các khoáng chất và vi chất cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho việc tăng chiều cao ở trẻ, bên cạnh đó chúng ta có thể liên kết độc quyền với các khu tập luyện thể dục thể thao hay tài trợ cho các buổi tổ chức cho học sinh đi dã ngoại của nhà trường để giới thiệu và bán sản phẩm của chúng ta…

  28. Chào các bạn!
    Trong bài các bạn có phát biểu rằng :”Qui định về các hoạt động cung cấp và quản lý thực phẩm dinh dưỡng trong trường học còn chưa thật sự rõ ràng, vì thế các nhà sản xuất có thể lợi dụng điều này để trục lợi cho riêng mình”. Vậy các bạn có thể cụ thể hơn cho phát biểu này bằng một vài ví dụ điển hình cho Nguyệt rõ hơn được không? Thông thường trong các trường học đều có căn tin, tự nấu cho học sinhh ăn. Vậy nhà sản xuất chúng ta cần làm gì để “thâm nhập” được vào trong thực đơn của căn tin để mà bán được sản phẩm?
    Thân chào! “Chúc các bạn một ngày tốt lành”

  29. trần hữu yên 07708491 nói:

    Theo mình nghĩ nước ta là 1 nước đi lên từ nông nghiệp, từ bao đời nay thì ngũ cốc là loại sản phẩm chính trong bữa ăn của con người việt nam, đời sống ngày càng nâng cao, do đó thức ăn ngày càng phong phú hơn, kinh tế ngày càng tăng lên, cho nên việc ăn uống đã trở thành sự thỏa mãn nhu cầu 1 cách hợp lý, tuy nhiên nếu quá mức sẽ gây ra hậu quả khó lường, vậy nên nếu đất nước ta trong giai đoạn phát triển thì nên giáo dục định hướng cho trẻ em để định hướng tầm quan trọng của việc ăn uống cũng như ăn sao cho đầy đủ dinh dưỡng, đủ sức khỏe để học tập và làm việc, đó là điều các nhà thực phẩm chúng ta đang lưu tâm đến.
    Vài dòng suy nghĩ cho các mem TP!!!

  30. Võ Ngọc Huyền 07708151 nói:

    Chào các bạn
    Mình có một số câu hỏi thắc mắc như sau : Trong nhà trường thì các khẩu phần ăn có được ai kiểm tra về chất lượng hay không? ( chất lượng dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh,…) Làm thế nào để duy trì các bữa ăn ổn định về chất lượng qua từng ngày?

    • Nguyễn Đức Thiện - 08105591 nói:

      Chào bạn.!
      – Khẩu phần ăn trong nhà trường thường được kiểm tra bởi bộ vệ sinh an toàn thực phẩm, còn ở nơi thiếu điều kiện như vùng nông thôn thì sự quản lý của nhà trường là chính, mình xin góp ý thêm: là nhà sản xuất phải đem lại lợi ích và sự an toàn đến cho khách hàng của mình trước khi cần đến sự kiểm tra của cục quản lý, sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận hàng đầu nhưng không thể bỏ qua lợi ích của khách hàng.
      – Câu thứ 2 bạn hỏi là: “Làm thế nào để duy trì các bữa ăn ỔN ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG qua từng ngày?”
      Mình xin trả lời: chất lượng thức ăn tốt hay không là do nhà cung cấp, còn để duy trì bữa ăn ổn định thì đó là do cơ chế quản lý của nhà trường, theo mình nghĩ nên cho ăn đúng giờ, ít ăn vặt và ăn thêm rau quả tươi với chế độ tập thể dục là phù hợp rồi.
      Xin cám ơn câu hỏi của bạn.!

  31. luu trung huy nói:

    chào nhóm, mình thấy mấy bạn phân tích khá chung, tất nhiên các nước phát triển thì tình trạng béo phì đã được nhắc nhiều từ lâu, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam ta thì mới chỉ có trong thời gian gần đây. Và ở các thành phố lớn có điều kiện nên xu hướng dinh dưỡng học đường này phải chăng chỉ có thể áp dụng ở các thành phố. Mình thấy các bạn phân tích xu hướng quá đơn giản nếu ta là nhà sản xuất để lợi dụng xu hướng ( ví dụ như xu hướng này phù hợp với những vùng nông thôn, thành thị hay các thành phố lớn… ), phần giải pháp và lợi dụng xu hướng thì không có hướng đi thực tế nói quá chung phải không các bạn, mình chỉ xin góp ý kiến vậy thôi. Chào nghe!

  32. đường ái nhi 07706971 nói:

    Chào các bạn!
    Nhi có một vài thắc mắc thế này: trong một môi trường tất yếu phải có người béo, người gầy. Cụ thể trong trường học vấn đề để nhà sản xuất lợi dụng xu hướng này cũng đáng để suy nghĩ “chắc chắn trong bữa ăn ở trường không thể tách học sinh mạp và ốm ra ăn rieng được, nhưng các bạn lại nêu lên một chế độ ăn uống ít béo_nhiều xơ, nếu vậy những bé ốm sẽ ốm thêm, nhưng nếu không làm như vậy thì tình trạng béo phì vẫn diễn ra”. Vậy nếu chỉ chú ý đến béo phì thì làm thế nào để cân đối đúng cách cho khâuủ phần ăn của toàn trường?

    • Phạm Văn Cường - 07701021 nói:

      Ngày xưa học mẫu giáo hay bán trú, các xuất ăn toàn giống nhau không hà! các trường lớn thì có thể có chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, còn đa số là tự lên thực đơn qua kinh nghiệm!

  33. Trình Thị Thu Quỳnh-08241771 nói:

    chào cường
    xin trò chuyện với bạn về vấn đề này: đúng là các trường lớn thì có chuyên gia tư vấn, tuy nhiên các trường nhỏ vẫn có những thực đơn phù hợp với các bé: vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng như việc thay đổi các món ăn và các món ăn đa số phù hợp với các bé

Gửi phản hồi cho Trần Văn Thịnh 07702331 Hủy trả lời